Tin tức

Phanh ô tô có mấy loại và điểm khác nhau giữa các loại phanh là gì?

Nôi dung bài viết

    Có những loại phanh nào, làm sao để sử dụng, bảo dưỡng để phanh ô tô có thể sự dụng lâu dài và bển bỉ, đem lại sự an toàn khi vận hành?

    Phanh ô tô là bộ phận cực kỳ quan trọng đối với chiếc xe, cũng giống như với bất kỳ phương tiện giao thông nào khác, vì chúng giúp người lái bảo vệ sự an toàn của mình. Trong bài viết dưới đây, VĂN KHÁNH sẽ đề cập đến hệ thống phanh trên xe ô tô.

    >> Xem thêm: Các vấn đề cần lưu ý về phong thủy mua xe

    Phanh xe ô tô có mấy loại?

    Phanh xe ô tô thường được chia làm 2 loại chính gồm:

    • Hệ thống phanh chân: Được sử dụng khi xe đang chạy, phanh chân có thể là loại phanh tang trống hay phanh đĩa được điều khiển bằng áp suất thủy lực.
    • Hệ thống phanh tay: Còn gọi là phanh đỗ xe được sử dụng khi đỗ dừng xe, chúng tác động vào phanh bánh sau qua các dây kéo để ô tô không dịch chuyển được.

    Phanh tay thường có cơ cấu hãm cần kéo phanh cho phép duy trì sự hãm xe mà không cần phải giữ cần phanh khi kéo, còn phanh chân chỉ hoạt động khi đạp chân lên bàn đạp phanh, nhả chân khỏi bàn đạp là nhả phanh. 

    >> Xem thêm: Hãng xe Trung Quốc đã ký hợp đồng lắp xe điện tại Việt Nam ghi nhận doanh số khủng trong tháng 11

    Phanh chân

    Phanh chân trên xe ô tô thương mại hiện nay có hai loại hệ thống phanh được sử dụng phổ biến nhất là:

    • Phanh đĩa
    • Phanh tang trống hay còn gọi là phanh đùm, phanh guốc. 

    Phanh tang trống

    Phanh tang trống hay còn gọi là phanh guốc/phanh trống, khi tác động lực sẽ ép má phanh vào mặt trong của trống phanh - bộ phận liên kết với bánh xe. Hầu hết guốc phanh của xe được cấu tạo bởi hai miếng ghép lại, độ cong của vành guốc được gắn với má phanh và phải phù hợp với mặt trong của trống phanh.

    Cấu tạo phanh tang trống: gồm trống phanh và má phanh. Trong đó, trống phanh là hộp rỗng bên ngoài, gắn với trục bánh xe và quay theo bánh xe. Má phanh nằm bên trong và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt trống phanh để tạo ra ma sát. Để kết hợp má và trống phanh với nhau, hệ thống còn cần tới bình xi-lanh con và lò xo điều chỉnh.

    Nguyên lý hoạt động của phanh tang trống xe ô tô: Khi lái xe đạp phanh, bình xi-lanh sẽ đẩy 2 má phanh ra ngoài thông qua thủy lực và lò xo điều chỉnh. Hai má phanh sẽ tiếp xúc với trống phanh, tạo ra ma sát giúp bánh xe quay chậm cho đến lúc dừng lại.

    >> Xem thêm: GẠT MƯA Ô TÔ LOẠI NÀO TỐT? CÁCH BẢO QUẢN GẠT MƯA BỀN LÂU

    Ưu - nhược điểm: Thiết kế của phanh tang trống ít chi tiết, hoạt động cơ khí đơn giản. Ưu điểm của chúng là sửa chữa, thay thế phụ tùng dễ dàng và nhanh, tuy nhiên, hiệu quả phanh thấp. Trước đây, phanh tang trống xe ô tô thường được trang bị cho các loại xe giá rẻ, công suất động cơ thấp. Khi các nhà sản xuất sử dụng động cơ công suất cao hơn, giá thành xe cũng tăng lên, họ bắt đầu trang bị phanh đĩa thủy lực cho phanh trước của xe.

    Phanh đĩa

    Phanh đĩa ô tô được cấu tạo từ các thành phần chính: đĩa, má và cùm. Đĩa phanh được gắn với trục bánh và quay theo bánh xe. Cùm phanh gồm má phanh và hệ thống pít-tông thủy lực được ốp vào 2 bên đĩa phanh, đa phần ô tô hiện nay dùng cùm phanh đặt cố định. 

    >> Xem thêm: Tesla Cybertruck 2024-xe bán tải với thiết kế như phim viễn tưởng-chính thức được bán ra thị trường

    Cơ cấu phanh đĩa: Phanh đĩa gồm các bộ phận cơ bản là má phanh, đĩa phanh và pit-tông.

    Nguyên lý hoạt động: Khi đạp phanh, các pít-tông dầu sẽ đẩy má phanh tịnh tiến về phía đĩa phanh, má và đĩa phanh tiếp xúc với nhau sẽ tạo ra ma sát làm cho tốc độ quay của bánh xe dần chậm lại và dừng hẳn.

    Ưu - nhược điểm của phanh đĩa: Loại phanh này cho khả năng phanh cao hơn nhiều so với phanh tang trống, tản nhiệt tốt hơn nhờ thiết kế hở, đồng thời giúp duy trì hiệu quả phanh sau thời gian dài, giảm thiểu nguy cơ cháy phanh. Ngoài ra, người dùng/ kỹ thuật viên có thể dễ dàng quan sát và nhận ra những hư hỏng để sửa chữa, giảm trọng lượng xe.

    Tuy nhiên, vì nằm ở bên ngoài không được che chắn nên dễ bẩn và dính nước, do đó phải thường xuyên rửa, làm sạch hệ thống phanh đĩa. Nếu không được thay dầu định kỳ, phanh sẽ hoạt động thiếu chính xác, má phanh cũng rất nhanh mòn. 

    >> Xem thêm: SUV việt dã với thiết kế như xế cổ Toyota Land Cruiser 70 Series 2024 quay lại quê nhà, giá gần 800​​​​​​​

    Phanh tay

    Phanh tay hay còn gọi là phanh đỗ xe giúp giảm tốc độ, đứng yên xe trên đường dốc, mặt phẳng dốc hoặc sử dụng trong các trường hợp cần thiết. Phanh tay ô tô gồm có 2 kiểu: phanh tay điện tử và phanh tay cơ.

    Phanh tay cơ khí có ưu điểm tuổi thọ chi tiết cao hơn, chi phí bảo dưỡng thay thế thấp, thông dụng, cách thức phanh đơn giản. Trong khi đó phanh tay điện tử có ưu điểm là giúp hạn chế được hậu quả của việc quên kéo và nhả phanh tay, tiết kiệm diện tích cho khoang nội thất, khắc phục tình trạng kẹt, bó phanh, tăng thêm tiện nghi, đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho xe.

    Nhược điểm của phanh tay cơ là thường xảy ra tình trạng kéo phanh không ăn, nếu để quên phanh tay sẽ làm hỏng bộ phận cơ khí của xe. Còn phanh tay điện tử thì cách thức phanh phức tạp, nếu ắc-quy chết sẽ không cài được phanh, chi phí sửa chữa cao.

    >> Xem thêm: Sự khác biệt giữa phụ nữ và đàn ông khi chọn mua ô tô​​​​​​​

    Sự khác nhau giữa phanh tang trống và phanh đĩa là gì?

    Phanh tang trống và phanh đĩa đều có những ưu nhược điểm riêng, việc nắm rõ điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc lựa chọn loại phanh phù hợp với ô tô của mình. Cụ thể, các chuyên gia tư vấn kỹ thuật đã chỉ ra một số điểm khác biệt nổi bật khi so sánh phanh cơ và phanh đĩa như sau:

     

      Phanh tang trống

    Phanh đĩa

    Cấu tạo       

    Phanh tang trống có 2 bộ phận chính là má phanh và trống phanh

    Phanh đĩa có 3 bộ phận chính là đĩa phanh, má phanh, cùm phanh
    Nguyên lý hoạt động

    Khi đạp phanh, bình xi-lanh thông qua thủy lực và lò xo điều chỉnh đẩy hai má phanh ra ngoài, tiếp xúc với trống phanh và tạo ra sự ma sát, giúp bánh xe quay chậm dần rồi dừng hẳn.

    Khi đạp phanh, pit-tông dầu sẽ đẩy má phanh tiến về phía đĩa phanh và tạo ra ma sát, khiến cho tốc độ quay của bánh xe chậm dần rồi dừng hẳn
    Ưu điểm

    - Cấu tạo đơn giản, kết cấu kín nên phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết và địa hình khác nhau.

    - Độ bền bỉ được đánh giá cao.

    - Giá thành lắp đặt thấp.

    - Việc chăm sóc và bảo dưỡng không quá phức tạp, chi phí thay thế, sửa chữa phụ tùng không cao.

    - Phanh đĩa có cấu tạo phức tạp hơn phanh tang trống, kết cấu hở nên khả năng tán nhiệt tốt.

    - Tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống phanh xe.

    - Khả năng giảm tốc có độ chính xác cao.

    Nhược điểm

    - Thời gian giảm tốc chậm.

    - Vì thiết kế kín nên khả năng tán nhiệt kém.

    - Hiệu suất phanh không thật sự tốt, đặc biệt khi xe phanh gấp/đổ đèo.

    - Phần đĩa phanh có thiết kế lộ ra bên ngoài nên dễ bị bám bụi hơn, lâu dần sẽ khiến cho những bộ phận này bị hao mòn, ảnh hưởng đến năng suất hoạt động.

    - Các chi tiết của phanh đĩa thường sử dụng vật liệu chất lượng nên giá thành cao, chi phí lắp đặt/sửa chữa/bảo dưỡng cũng đắt hơn.

    >> Xem thêm: Kia Sonet 2024 được chốt lịch ra mắt, chờ ngày về Việt Nam đấu Toyota Raize

    Tác dụng của hệ thống phanh ABS là gì?

    Ngày nay, để giải quyết vấn đề bánh xe bị bó cứng, mất khả năng quay vành lái khi đạp phanh gấp trước chướng ngại vật bất ngờ, các nhà sản xuất đã tạo ra hệ thống ABS (Anti-lock Braking System - Hệ thống chống bó cứng phanh). Như vậy, hệ thống phanh ABS có tác dụng giúp người lái không cần phải nhả bàn đạp phanh liên tục mà chỉ cần đạp phanh và điều khiển vô lăng, giúp xe chuyển định ổn định, không bị trượt hay quay vòng, tăng độ an toàn cho người điều khiển.

    Phanh ABS là gì?

    Phanh ABS là bộ điều khiển phanh bằng máy tính tránh tình trạng bó cứng các lốp xe do phanh gấp, một tính năng an toàn chủ động cần có của ô tô để giảm thiểu tối đa va chạm, đồng thời bảo đảm an toàn cho người lái. Hệ thống này làm tăng độ ổn định của xe, rút ngắn quãng đường phanh. Các lốp xe sẽ không bị bó cứng và vô lăng vẫn xoay được ngay cả khi nhấn phanh đột ngột, từ đó người lái có thể điều khiển xe và dừng xe an toàn.

    Cấu tạo hệ thống ABS ô tô gồm: ECU bộ điều khiển thủy lực, bộ điều khiển chống bó cứng phanh, bộ cảm biến bánh trước và bộ cảm biến bánh sau xe ô tô, đèn cảnh báo ABS, công tắc phanh, đồng hồ taplo. Có nhiều loại hệ thống phanh ABS như hệ thống phanh ABS thủy lực, hệ thống phanh ABS khí nén,…

    >> Xem thêm: 6 lầm tưởng phổ biến về dầu nhớt động cơ và những điều cần biết khi thay dầu cho xế cưng​​​​​​​

    Nguyên lý hoạt động của hệ thống chống bó cứng phanh ABS: Khi người lái đạp vào chân phanh, dầu thắng sẽ được đẩy tới các bộ phận phanh trong mỗi bánh xe. ECU thu thập, xử lý thông tin từ các cảm biến, khi nhận được dấu hiệu bánh xe sắp bị khóa cứng, van sẽ đóng để không cấp dầu thắng đến nữa. Sau đó dầu phanh sẽ được bơm lại để giữ cho xe vẫn tiếp tục chạy trong quá trình giảm tốc từ từ mà không bị bó cứng.

    Trên đây là phần tổng hợp các loại phanh ô tô, công nghệ phanh ABS trên ô tô và những điều cần biết về phanh xe để chủ phương tiện có thể tham khảo để bảo dưỡng hệ thống phanh, bổ sung vào kiến thức sử dụng phương tiện của mình. Hãy luôn cập nhật thông tin mới nhất từ Tinxe.vn để có những chuyến đi an toàn và thú vị.

    Nếu bạn có nhu cầu địa chỉ cho thuê xe giá rẻ tại HCM, hãy liên hệ ngay với Văn Khánh theo các thông tin dưới đây.

    THUÊ XE VĂN KHÁNH 
    Địa chỉ:
    47 - 49 đường số 5 , P.Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân , Hồ Chí Minh
    Hotline/Zalo: 0909.402.575 - 0909.0402.275
    Email: [email protected]
    Website: thuexegiaretanphu.com

    Đăng ký nhận tin

    Để nhận được thông tin báo giá và khuyến mãi
    Zalo
    Hotline tư vấn miễn phí: 0909402275